Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Ẩm Thực
Người đàn ông nguy cơ tử vong cao sau khi ăn món dân dã, nhiều người Việt yêu thích
Sau ăn món 'vạn người mê' người đàn ông Lạng Sơn xuất hiện trạng nôn nhiều, ban đỏ tím hai tay và hai chân, mụn nước rải rác toàn thân...

Thông tin ban đầu trên Pháp luật Việt Nam, bệnh nhân là ông M.V.C (58 tuổi, ở xã Vạn Linh, huyện Chi Lăng) có tiền sử tăng huyết áp, suy tim, xơ gan, lạm dụng rượu. Lần gần nhất người bệnh ăn tiết canh lợn vào ngày 29/10. Sau ăn xuất hiện các dấu hiệu trên và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn.

Bệnh nhân vào viện với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn - nhiễm khuẩn huyết - nhiễm khuẩn tiêu hóa - Viêm màng não - Suy thận cấp/ Suy tim, xơ gan. Bệnh nhân được xử trí thở máy và dùng thuốc vận mạch, lọc máu hàng ngày.

Bệnh nhân hiện hôn mê, tình trạng sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng chưa được cải thiện, nguy cơ tử vong cao.

Thời gian gần đây, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm khuẩn liên cầu lợn sau khi ăn tiết canh. Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất phát từ thói quen ăn tiết canh và ăn thịt lợn ốm, chết, thịt chưa được nấu chín hoặc tiếp xúc với lợn bị bệnh… Bệnh có nguy cơ lây lan thành dịch, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Thông tin thêm trên báo Dân Trí, liên cầu khuẩn lợn (tên khoa học Streptoccocus suis) là tác nhân gây bệnh viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm khớp ở lợn. Tuy nhiên, vi khuẩn có thể cư trú ở đường hô hấp trên (mũi, họng), đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh.

Vi khuẩn liên cầu lợn lây từ lợn sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với lợn mang vi khuẩn (lợn lành, hoặc lợn bị bệnh) thông qua những vết thương nhỏ, hoặc trầy xước trên da trong quá trình giết mổ lợn, chế biến thịt lợn, hay ăn tiết canh, thịt lợn chưa chế biến kỹ.

Chưa có bằng chứng lây nhiễm liên cầu lợn từ người sang người. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh.

Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế.

Những người bị bệnh nặng có thể tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết... Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể tới 7%.

Điều trị bệnh liên cầu lợn cũng rất khó khăn, người bệnh thường phải nằm ở khoa hồi sức tích cực trong vài tuần. Thậm chí, nếu nhập viện khi đã nặng, bệnh nhân có nguy cơ bị hoại tử da, tay, mặt và di chứng nặng trên cơ thể như điếc tai, ngón tay phải cắt cụt.

Bác sĩ khuyến cáo, người dân cần chú ý các biện pháp phòng tránh bệnh liên cầu lợn:

Tuyệt đối không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy phải có phương tiện bảo hộ.

Người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Rửa tay sạch, dụng cụ sau khi chế biến thịt lợn sống.

Lưu ý, khi sốt cao (40-41 độ C) sau khi tiếp xúc với lợn (nhất là lợn ốm hoặc chết), xuất hiện các bất thường ở da nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị sớm.
DanQuyen.com (Theo nguoiduatin.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Đừng tiếc chén nước chấm còn thừa (04-04-2024)
    Tôn vinh nghề phở và 20.000 tô phở sẽ xuất hiện tại Festival Phở 2024 (02-03-2024)
    Dân buôn tiết lộ sự thật về đùi heo muối Tây Ban Nha bán tại thị trường Việt (29-01-2024)
    Trái cây nội và ngoại: Loại nào nhiều dinh dưỡng hơn? (27-01-2024)
    Canada cảnh báo vì tôm càng đột biến tự nhân bản xuất hiện (20-01-2024)
    5 quán ốc ở Việt Nam được Michelin 'chỉ điểm' cho khách du lịch (18-01-2024)
    EU đưa sầu riêng Việt Nam vào diện kiểm soát (18-01-2024)
    Happy Tết 2024, quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam tới du khách (16-01-2024)
    Hàn Quốc thông qua luật cấm ăn và bán thịt chó (09-01-2024)
    3 không khi ăn 'loại rau tốt cho sức khỏe nhất thế giới', Việt Nam trồng bạt ngàn (15-12-2023)
    8 siêu thực phẩm giúp giảm huyết áp (15-12-2023)
    Xác lập 10 Kỷ lục châu Á mới về ẩm thực và quà tặng đặc sản Việt Nam (06-12-2023)
    Loại rau dại mệnh danh 'cỏ tiên', bổ mắt, dưỡng nhan, nấu gì cũng ngon (28-11-2023)
    Những người này ăn ốc luộc 'cực độc', thèm đến mấy cũng nên tránh cho xa (25-11-2023)
    Khai mạc Tuần lễ Văn hóa, Du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ (21-11-2023)
    Loại rau mệnh danh 'vua giải độc' mọc đầy vườn, nấu món gì cũng bổ (20-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Nidelven Blå là loại phomai ngon nhất thế giới trong năm 2023 (02-11-2023)
    Nên mua trứng vỏ trắng hay nâu? Câu trả lời bất ngờ (21-10-2023)
    Sở thích ăn uống khiến người phụ nữ ung thư giai đoạn cuối (05-10-2023)
    Uống nước lá chanh có tốt không? (04-09-2023)
    Tiết lợn luộc được coi là 'thần dược' nhưng lại đại kỵ với 4 nhóm người sau (29-08-2023)
    Loại rau tốt nhất cho sức khỏe: Bán đầy chợ, giá rẻ bèo (18-08-2023)
    Người phụ nữ trẻ tử vong sau khi ăn một con châu chấu rang (15-08-2023)
    Nam niên tràn khí màng phổi phải nhập viện khẩn vì vô tư ăn 1 món thân thuộc (11-08-2023)
    Người đàn ông ở Hà Nội suýt chết vì món ăn sáng nhiều người Việt say mê (16-07-2023)
    Phở và hoa nhài (16-07-2023)
    Loại rau 'nhân sâm người nghèo', ăn cách này có thể hóa độc dược (09-07-2023)
    Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng nhưng không nên ăn vào thời điểm này (01-07-2023)
    Suýt chết vì món ăn bán khắp nơi ở Việt Nam (19-06-2023)
    Bác sĩ lý giải sự thật '1 chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà' (11-06-2023)
    Măng giúp hạ mỡ máu, nhưng 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn (10-06-2023)
    Ai không nên uống nước đậu xanh? (02-06-2023)
    Những ai không nên ăn măng cụt? (28-05-2023)
    Những người không nên ăn mực (13-05-2023)
    Cách pha nước chấm sánh ngon, tỏi ớt nổi lên, chấm gì cũng hợp (29-04-2023)
    Tại sao trái mít bán ra lại bị cắt 1 miếng ở đầu, không phải ai cũng hiểu đúng (15-04-2023)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152748618.